Tuy nhiên, việc tăng giá xăng này, theo văn bản điều hành giá xăng dầu ngày 19/8 vừa qua, Bộ Công Thương cho biết, theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 718/BTC-QLG ngày 18/8/2016, thuế tiêu thụ đặc biệt được tính toán theo Nghị định 100 có hiệu lực ngày 1/7, quy định thuế tiêu thụ đặc biệt được tính trên mức giá đầu ra (bao gồm cả các chi phí) thay vì chỉ tính trên giá nhập như trước đó.
Trong trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Như vậy, với việc áp dụng Nghị định 100/2016/NĐ-CP, thay vì tính thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với mặt hàng xăng là bằng 10% tổng giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính dựa trên giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Trong khi, giá của mặt hàng xăng được xác định theo Thông tư liên tịch số 39 ngày 29/10/2014 bao gồm giá nhập khẩu (CIF) x tỷ giá ngoại tệ, thuế nhập khẩu, lợi nhuận định mức, chi phí định mức, quỹ bình ổn, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định…
Phân tích trên báo điện tử , một chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho rằng: "Với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay dẫn đến tình trạng thuế chồng thuế. Việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng sẽ khiến giá xăng hiện tại bị vênh với giá xăng theo cách tính cũ, lên đến 200 đồng/lít. Điều này ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu".
XaLuan.com